Tìm hiểu hệ thống trợ lực tay lái trên ô tô

Tay lái trợ lực được xem là bước tiến quan trọng trong lịch sử ô tô thế giới. Hiện nay, tay lái trợ lực dầu và trợ lực điện đang được sử dụng phổ biến trên các mẫu xe. Tuy nhiên do kết cấu và nguyên lý hoạt động hai hệ thống trợ lực tay lái này khác nhau nên hiệu quả xung quanh chúng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Trợ lực tay lái từ buổi sơ khai

Vào năm 1886, một trong những nhà sáng lập ra hãng Mercedes là Karl Benz đã chế tạo ra hệ thống lái đầu tiên. Do ở thời kỳ sơ khai nên hệ thống này rất đơn giản, khi chỉ có tay lái tác động vào các bánh răng  trên trục lái. Vì vậy, để chuyển hướng các bánh xe thì phải hoàn toàn phụ thuộc vào lực tay của tài xế. Nhược điểm của kết cấu này là đánh lái cực kỳ nặng, nhất là khi xe đứng yên, bên cạnh đó, khi được lắp thêm các bánh răng để giảm lực tác động lên tay lái, tỷ lệ đánh lái (Steering Ratio) sẽ tăng lên, cụ thể, người lái cần xoay vô lăng 4 vòng, xe mới rẽ được 1 góc 90 độ, khá chậm và thiếu an toàn.

Chính vì lý do đó mà các nhà sản xuất ô tô cho ra đời tay lái với trợ lực dầu, hệ thống này được lắp cho mẫu xe thương mại Imperial và New Yorker của Chysler lần đầu tiên vào năm 1951, kể từ đó, nó đã “thống trị” ngành công nghiệp ô tô hơn nửa thế kỷ. Những năm gần đây, trợ lực điện đang dần đến thời kỳ “hoàng kim” sau khi được ứng dụng lần đầu vào năm 2000 trên mẫu xe huyền thoại Honda S2000, với rất nhiều tính năng ưu việt. Cả 2 hệ thống đều có mục đích chung là giảm tác động lực của tay lên vô lăng và giảm thời gian vô lăng phản hồi khi người lái bắt đầu đánh lái. Tuy nhiên cơ cấu hoạt động khác nhau dẫn đến hiệu quả từng loại vô lăng mang lại cũng khác nhau.

Bình luận

An

An - 11/07/2016 17:30:20

Test

Viết bình luận